Chào mừng các bạn đến với buổi thứ 7 của chuỗi chương trình thiền Inner Peace – “Bình an nội tại”. Loạt chương trình được thực hiện nhằm giới thiệu về phương pháp thiền định Sahaja Yoga thông qua các bước kỹ thuật đơn giản.
Bạn cũng có thể dùng phiên bản nghe audio học thiền online Tuần 7 ở đây nhé!
Nếu bạn còn nhớ, trong phần buổi 3 và 4, chúng tôi đã có đề cập đến kênh trái, phải và chính giữa. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn về kênh năng lượng bên trái, hay còn gọi là Ida Nadhi, kênh năng lượng gắn liền với những cảm xúc và mong muốn của chúng ta.
Bạn biết đấy, trong hầu hết ở các buổi, trước khi tìm hiểu sâu vào chủ đề chính, chúng ta sẽ thường đi vào trạng thái thiền định. Lý do cho điều này được giải thích trong buổi thứ 4. Khi ở trong trạng thái thiền định, chúng ta có thể cảm thấy sự hiện diện tinh tế của nguồn năng lượng trên bàn tay mình và bằng cách thực hành thường xuyên, bạn sẽ tự tin hơn vào những gì bạn cảm nhận được. Tốt nhất bạn nên có một góc thiền nhỏ trong nhà. Một nơi nào đó yên bình, nơi bạn biết bạn sẽ không bị quấy rầy và bạn có thể thiền định mỗi ngày. Nếu muốn, bạn có thể để một ngọn nến, hương (nhang) và một tấm hình của Shri Mataji trong góc thiền của mình.
Bây giờ bạn hãy ngồi xuống thật thoải mái và thư giãn, đặt hai tay lên đùi và từ từ nhắm mắt lại. Hãy để những suy nghĩ đến và đi trong phút giây. Và chỉ dõi theo chúng mà không làm gì cả.
Đặt hai tay lên mặt đất và hãy hỏi trái tim mình: Thưa mẹ năng lượng Kundalini, xin Người hãy đi lên, xin người hãy đi lên và giúp con đi vào trạng thái thiền định.
Như những lần thực hiện trước đó, bạn hãy kéo nguồn năng lượng Kundalini bằng tay phải, dọc theo xương sống đi lên và chú tâm vào lòng bàn tay của mình.
Bây giờ bạn hãy nhủ thầm: Thưa mẹ năng lượng, xin hãy giúp con đi vào trạng thái nhận thức không suy nghĩ. Xin hãy giữ sự chú tâm của con ở trên đỉnh đầu.
Sau đó bạn đặt tay xuống và thiền định trong vài phút.
Ida Nadhi được thể hiện trên lòng bàn tay trái và có liên quan đến hệ thần kinh xúc cảm bên trái. Kênh trái bắt đầu từ luân xa 1 và kết thúc ở bán cầu não phải tại luân xa 6.
Đó là nơi lưu trữ tất cả những ký ức quá khứ và thói đặt điều kiện của chúng ta. Đó cũng là nơi lưu trữ cả những cảm xúc và mong muốn. Kênh trái là nguồn gốc của niềm vui, cảm hứng và sự tự nhiên. Một góc của cảm giác mơ hồ, của một vẻ đẹp nghệ thuật làm sao có thể diễn tả nên lời. Đối với một người ở trong trạng thái cân bằng, kênh trái là nguồn gốc của tất cả những cảm hứng và mong muốn, đó là nguồn nhiên liệu cho hành động của chúng ta. Kênh trái bị tắc cũng giống như dòng sông Hy Lạp chất chứa đầy thù hận, hối tiếc cùng với những lòng tham khôn cùng.
Thêm vào đó, nỗi sợ hãi, tổn thương tình cảm hay như sự vô tâm, vô cảm là những dấu hiệu của việc hoạt động quá tải hoặc yếu của kênh bênh trái. Và trong thiền định, sự mất cân bằng kênh trái được biểu hiện rõ với cảm giác râm ran, tê, nặng nề hay nóng trên tay trái.
Nếu bạn cảm thấy quá xúc động, quá lệ thuộc hoặc đơn giản là buồn hay không có động lực, bạn có thể thử đặt tay phải lên mặt đất và bàn tay trái trên đùi trong khi thiền định. Cử chỉ này sẽ giúp cân bằng bên trái khi nó đang hoạt động quá mức. Chúng ta có thể thử ngay bây giờ.
Đặt bàn tay trái của bạn trên đùi và tay phải trên mặt đất.
Hãy giữ sự chú tâm trên đỉnh đầu của bạn. Nếu muốn, bạn có thể nhủ thầm: Thưa Mẹ, xin Mẹ hãy giúp con cân bằng kênh trái.
Đặt bàn tay phải trở lại đùi và mở mắt ra nếu bạn muốn.
Bạn có còn nhớ trong buổi trước chúng tôi đã hướng dẫn bạn đặt tay lên phía trên đỉnh đầu và xem thử bạn có cảm nhận được làn gió mát hay hơi ấm thoát ra không?
Một số bạn có thể đã cảm thấy mát trên một bàn tay và thấy ấm ở tay khác, lý do cho điều này là do sự mất cân bằng ở kênh trái hoặc kênh phải. Vì vậy, nếu đã cảm thấy ấm bên tay trái, có thể bây giờ bạn lại cảm thấy gió mát đấy! Hãy thử xem sao nhé!
Trong buổi tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự ảnh hưởng của stress và căng thẳng tinh thần đến sự mất cân bằng của luân xa số 2 và kênh bên phải. Từ đó, bạn sẽ biết cách làm thế nào để giải quyết một cách dễ dàng thông qua thiền định đơn giản.
Bây giờ mời bạn cùng xem video chia sẻ về kênh bên trái từ Shri Mataji – Người sáng lập môn thiền định Sahaja Yoga.